Posts

Showing posts from March, 2013

Những điều cần lưu ý khi gửi đơn xin việc qua email

Ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu người xin việc gửi đơn xin việc qua email vậy làm thế nào để đơn xin việc của chúng ta gây được ấn tượng cho nhà tuyển dụng: Đề địa chỉ email chính xác Phải chắc chắn đã đề đúng địa chỉ email để thư xin việc đến được đúng người. Tốt nhất là gửi đến địa chỉ email trực tiếp của người có trách nhiệm, nhưng nếu công ty yêu cầu gửi qua địa chỉ info@ thì cứ làm theo như vậy. Cũng nên bắt đầu email của bạn theo cách thường thấy ở các đơn từ thương mại: ‘Dear Ms Jones’, ‘Kính gửi bà Nguyễn Quỳnh Mai’. Tạo đề mục Hãy tạo các đề mục hấp dẫn. Bỏ trống vùng này nghĩa là bỏ qua cơ hội được bộc lộ bản thân. Bên cạnh đó, nếu chỉ đơn giản thêm tên vị trí công việc và mã số, bạn cũng đã làm một việc lãng phí. Hãy nghĩ về dấu ấn của bạn bằng cách thêm vào đó một cụm từ nào đó có thể lôi kéo sự chú ý của người đọc. Ví dụ, để nộp đơn vào vị trí kỹ sư trưởng, bạn có thể viết "Kỹ sư nhiều kinh nghiệm ứng tuyển vị trí Kỹ sư trưởng của dự án". Đ

"Mẹo" làm nổi bật email xin việc

Nộp hồ sơ xin việc qua email đang là xu hướng phổ biến và tất yếu. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng nhận được hàng chục, thậm chí hàng trăm email xin việc mỗi ngày. Vậy làm thế nào để email của bạn nổi bật lên và thu hút sự chú ý của họ? 4 "mẹo" nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn đạt được mục đích đó: Viết phần chủ đề ấn tượng Thay vì viết phần chủ đề chung chung như “Ứng tuyển cho vị trí… ”, bạn có thể áp dụng công thức “Vị trí ứng tuyển + Số năm kinh nghiệm làm việc + Trình độ”. Chẳng hạn: “Ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng kinh doanh + 10 năm kinh nghiệm + MBA, ĐH Quốc gia Singapore”. Hãy tập trung vào những cụm từ nêu bật phẩm chất tốt nhất của bạn. Kiểu chủ đề này sẽ gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng hơn, thôi thúc họ mở và đọc hết email của bạn. Nêu rõ sự kết nối với công ty ngay phần đầu email Phần mở đầu email lý tưởng nhất có thể là “Ông/bà X đã cho tôi biết thông tin về vị trí tuyển dụng này của công ty”. Như vậy, người nhận email biết ông/bà X và ngư

5 sai lầm “chết người” khi viết hồ sơ xin việc

Image
Bản lý lịch trích ngang rất quan trọng khi xin việc Trong bối cảnh thị trường việc làm ngày một khó khăn, hẳn không ai muốn bị loại ngay từ vòng xét hồ sơ khi tìm được một vị trí yêu thích. Nếu vậy bạn cần tránh 5 sai lầm phổ biến sau đây. Với bất kỳ nhà tuyển dụng nào, hồ sơ xin việc chính là ấn tượng đầu tiên họ có về một ứng viên. Bởi vậy bản lý lịch trích ngang (resumé) cũng không khác nào một tài liệu tiếp thị bản thân, cần thu hút cả về nội dung lẫn hình thức. Nhưng làm thế nào để được gọi là thu hút? Trước hết bạn cần tránh 5 sai lầm phổ biến                     sau: 1. Lạm dụng việc liệt kê các công  việc Quả thực lý lịch trích ngang là bản tóm tắt  quá trình làm việc   nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn liệt kê tất cả các công việc đang làm. Nếu bạn viết: “chịu trách nhiệm về việc bán hàng khu vực Đông Nam Bộ” điều đó không thực sự cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã đạt được gì trong công việc đó. Hãy nêu chi tiết công việc bạn làm và những kết quả thu

Cách đánh bóng bản thân bằng việc đưa học vấn vào trong đơn xin việc

Cho dù bạn có bằng MBA của Đại học Harvard hoặc chỉ vừa mới nhận bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, bạn cũng có thể sử dụng phần giáo dục trong đơn xin việc để đánh bóng khả năng cạnh tranh. Nếu bạn không biết chắc đâu là cách tốt nhất để trình bày học vấn thì dưới đây là một số kịch bản và chiến lược thông dụng. Viết trình độ học vấn ở đâu? Vị trí tốt nhất còn tùy thuộc vào việc bạn muốn nhấn mạnh điểm nào - Viết kinh nghiệm trước học vấn, nếu bạn có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên có liên quan đến mục tiêu công việc, người tuyển  dụng sẽ quan tâm đến thành tích công tác của bạn nhiều hơn là học vấn. - Viết phần học vấn trước kinh nghiệm, nếu bạn chỉ vừa mới tốt nghiệp hoặc có ít hơn 5 năm kinh nghiệm. Nếu bạn thay đổi ngành nghề và tiếp tục học để hỗ trợ cho mục tiêu mới, phần học vấn nên được đặt trước. Các chuyên viên học thuật và các khoa học gia thường viết học vấn trước kinh nghiệm trong đơn xin việc. Bằng khen Liệt kê bằng khen trong học tập để cho thấy b

Cách Viết CV xin việc và mẫu đơn CV dành cho sinh viên

Để có một bức thư xin việc và CV (sơ yếu lý lịch) hoàn hảo, gây ấn tượng và thuyết phục, bạn phải “bán cái người khác cần mua, bán cái thị trường cần, chứ không nên rao bán cái mình có”. Đó là nguyên tắc đầu tiên mở màn cho chặng đường xin việc. Những việc đầu tiên cần thực hiện đó là cần phải tìm hiểu về nhà tuyển dụng, phải biết họ cần gì, họ muốn gì. Những thứ họ cần bạn có không, nếu có, hãy nêu bật chúng, tận dụng chúng tối đa để làm nhà tuyển dụng hài lòng. Đối với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là tuyển được người có khả năng phù hợp với công việc. Họ không cần một người bằng cấp đầy mình nhưng lại chẳng ăn nhập gì với công việc cả. Vì vậy, dù bạn có rất nhiều bằng cấp cũng đừng nghĩ rằng cứ liệt kê hết ra là đủ. Đừng quá phô trương bản thân nhưng phải biết chú trọng vào những điểm mạnh của mình, tránh để lãng phí chúng. Hồ sơ xin việc thuyết phục HS xin việc thường bao gồm: - Đơn xin việc (Cover Letter) - Sơ yếu lý lịch (Curriculum Vitae /Resumé) - Bằng cấp - Thư giới thiệu.

Cách viết thư xin việc ấn tượng

Chào các bạn. Hồ sơ tìm việc hay sơ yếu lý lịch luôn là “vũ khí” tối quan trọng khi bạn muốn tiếp cận các cơ hội nghề nghiệp. Để tạo hồ sơ thật sự thuyết phục trong mắt nhà tuyển dụng, bạn nên lưu ý một số điểm quan trọng sau: Thể hiện mục tiêu trong sự nghiệp .  Đây là phần súc tích mô tả điều bạn muốn có từ công việc tương lai, cho phép nhà tuyển dụng nhanh chóng thấy được bạn phù hợp với công việc, đồng thời giúp bạn thể hiện ý chí phấn đấu trong sự nghiệp của mình. Một hồ sơ có các thông tin về mục tiêu sự nghiệp sẽ tác động tốt hơn đối với nhà tuyển dụng; họ sẽ nhanh chóng nhận thấy bạn chính là đối tượng mà họ đang tìm kiếm. Học vấn . Chỉ nên chọn những bằng cấp mới nhất và phù hợp nhất với vị trí mình ứng tuyển để giới thiệu trong hồ sơ, bởi không nhà tuyển dụng nào muốn phí thời gian để đọc những thông tin “thừa”, dù chúng có ấn tượng đến đâu. Kinh nghiệm làm việc.  Để hồ sơ của bạn không bị “chìm nghỉm” trong núi hồ sơ nhà tuyển dụng nhận được, bạn nên nêu rõ những công

Các lỗi thường gặp khi đi xin việc

Địa chỉ email không chuyên nghiệp Jalynn Hadnall ở Công ty tư vấn Ravenwood Forest cho biết: “Những địa chỉ email thể hiện sở thích hay đặc điểm cá nhân (ví dụ như hayhat@..., yeubongda@...) chỉ nên dùng để liên lạc với bạn bè, người thân. Còn trong công việc, hãy lập một địa chỉ email chuyên nghiệp. Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử cho phép bạn thực hiện điều đó". Không có kế hoạch “Đừng bắt đầu quá trình tìm việc mà không có kế hoạch cụ thể, hoặc tìm việc mà không nghĩ tới việc mình muốn làm việc ở đâu, làm thế nào để ứng tuyển” - Julie Bauke, tác giả cuốn sách Tránh 7 sai lầm có thể phá hỏng quá trình tìm việc, nói. Theo Julie Bauke, hãy đảm bảo rằng bạn có thể trả lời 3 câu hỏi quan trọng và rất cơ bản trong mọi cuộc phỏng vấn: Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi? Hãy nói về bản thân bạn? Bạn dự định tương lai ra sao? Không kiểm tra vẻ bề ngoài trước khi tới cuộc phỏng vấn Mario Schulzke - người thành lập trang CareerSparx.com - chia sẻ

5 Kỹ năng khi đi xin việc

Phỏng vấn xin việc luôn là "cửa ải" khó khăn nhất đối với các ứng viên. Vì thế, hãy chứng minh bạn là một ứng cử viên xuất sắc với đầy đủ các kỹ năng sau: Kỹ năng tổ chức Kỹ năng ra quyết định Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng làm việc theo nhóm Kỹ năng giải quyết nhiều loại công việc 1.  Kỹ năng tổ chức Đây là kỹ năng không thể thiếu đối với bất kỳ công việc nào. Nhà  tuyển dụng  luôn cần những người có khả năng giải quyết nhanh chóng một khối lượng lớn các công việc. Họ là những người làm việc một cách khoa học.Thể hiện như thế nào? - Ăn mặc gọn gàng và chuyên nghiệp - Luôn sẵn sàng các tài liệu cần thiết liên quan đến công việc. Đó có thể là: bút, giấy, bản sơ yếu lí lịch và một số tấm card của các doanh nghiệp. Tất nhiên, tuỳ vào vị trí tuyển dụng mà bạn có thể có những bước chuẩn bị phù hợp. - Trước khi đi phỏng vấn, hãy tập trung mọi chiến lược. Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn thông thường sẽ cho phép bạn tự tin và tiến hành phỏng vấn một cách suôn sẻ. 2.  Kỹ năng ra quyết đ

Mánh khi đi xin việc ^^

Image
Công ty tuyển việc muốn biết: - Bạn là người sẽ kiếm tiền   cho công ty, hay chỉ giúp công ty tiết kiệm chi phí mà thôi. -Bạn biết cách làm việc theo nhóm, hay chỉ thiên về hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cá nhân. -Bạn có hòa đồng được vào văn hóa tập thể của công ty hay không. Bạn phải thể hiện những gì? -Bạn đã giúp làm lãi hoặc tiết kiệm cho công ty được như thế nào. -Những tình huống khủng hoảng nào từng xảy ra ở cơ quan cũ và bạn hành động ra sao để xử lý. -Bạn đã tham gia vào những dự án theo nhóm nào và hoàn thành công việc ra sao. -Bạn đã thể hiện khả năng lãnh đạo   của mình thế nào trong những tình huống phức tạp   để tập hợp mọi người xung quanh nhằm đạt một mục đích chung nhất định. -Những lầm lỗi mà bạn đã mắc phải và cách bạn tự sửa chữa hậu quả ra sao. -Những buổi học huấn luyện dưới dạng nào đã giúp bạn trưởng thành trong chuyên môn. Một cuộc phỏng vấn cần được diễn ra dưới dạng đối thoại, nghĩa là ngoài việc trả lời các câu hỏi mà người tuyển dụng