Những điều cần biết khi phỏng vấn xin việc


Có ai trong chúng ta mà không muốn mình tìm được 1 công việc thích hợp với mình không các bạn? Vậy điều khó khăn và đáng quan tâm nhất đối với các bạn khi đi xin việc là gì? Có phải là mang tâm trạng lo sợ, căng thẳng và hồi họp lắm không? Các điểm chính yếu được trình bày dưới đây sẽ là chìa khóa để mở cánh cửa thành công khi bạn được phỏng vấn. Nhưng tất cả thành công hay thất bại đều là do ở các bạn. Các bạn có chuẩn bị thật tốt cho cuộc phỏng vấn của mình không? Đó là điều quyết định lớn nhất
  • Trong 1 cuộc phỏng vấn thì chắc chắn rằng bạn sẽ phải gặp rất nhiều câu hỏi và chắc chắn sẽ có 1 số câu hỏi hóc búa, thậm chí có thể làm cho bạn căng thẳng và rối tung cả đầu. Vậy chúng ta sẽ cần làm gì để biến cuộc phỏng vấn dai dẳng và đầy gây go đó trở nên dễ chịu và nhẹ nhàng? Những câu trả lời đó sẽ đem đến cho chúng ta thành công hay thất bại?
  • Câu trả lời này cần có sự đầu tư và chuẩn bị kỹ càng của bạn. Hãy tự đặt ra những câu hỏi cho mình và tự trả lời nó. Bạn phải đặt mình vào vị trí của 1 nhà phỏng vấn để đưa ra những câu hỏi và câu trả lời cần thiết. Bạn hãy chắc chắn rằng mình đã chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng đảm nhận những câu hỏi của nhà phỏng vấn về các vấn đề như: công việc trong quá khứ của bạn, công ty bạn muốn làm và loại hình bạn muốn làm trong công ty đó, cuối cùng là những câu hỏi về chính bạn. Bạn nên sử dụng danh sách những câu hỏi cần thiết để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn.
  • Những câu hỏi dưới đây được chọn lọc giúp bạn có kiến thức cơ bản để đến gần sự thành công, nhưng bạn cũng nên tạo ra các câu hỏi của riêng mình. Và đặt mình vào trường hợp nếu bạn là nhà phỏng vấn bạn sẽ hỏi gì và cần gì ? Hãy nhớ rằng người phỏng vấn bạn, cần có 1 người làm việc tốt và có kinh nghiệm. Nếu bạn có thể đưa ra một câu trả lời tốt và nhất quán cho hầu hết các câu hỏi dưới đây, và các câu hỏi mà bạn đã tạo ra, bạn đã tăng lên xác suất đến gần với công việc mà bạn đang tìm kiếm.
  • Trong tất cả các cuộc phỏng vấn cho dù bạn là người nóng nảy, cọc cằn hay thô lổ. Bạn đều phải giữ được thái độ lịch sự của mình, tôn trọng người là tôn trọng mình, bình tĩnh, tự tin và chiến thắng nhưng đừng tỏ ra quá tự cao. Hãy nhớ rằng, phỏng vấn không chỉ là cố gắng để lựa chọn ứng cử viên tốt nhất cho công việc mà họ còn đòi hỏi ở bạn về nhân cách, mà đặc biệt là sự hòa đồng và làm việc theo nhóm. Ngoài ra, hãy nhớ rằng người phỏng vấn đang cố gắng hết sức mình để tìm thấy bất kỳ sai lầm và nhược điểm nào có thể sẽ được hiện diện trong quá khứ làm việc của bạn.
  • Sau đây là danh sách các câu hỏi mà bạn có thể được hỏi trong hầu hết các cuộc phỏng vấn .
    - Tên của công ty bạn đã làm và những chức vụ cũng như vị trí mà bạn đã từng đảm nhiệm?
    - Mô tả công việc bạn làm tại công ty trước đây của bạn.
    - Bạn đã làm ở đó được bao lâu?
    - Bạn đã ao ước gì trong công việc trước đây của mình và bạn đã thực hiện nó được đến đâu?
    - Trách nhiệm của bạn là gì?
    - Điều gì tạo ra thách thức lớn mà bạn phải đối mặt? và bạn xử lý chúng như thế nào?
    - Điều gì đã làm bạn thích hoặc không thích về công việc trước đây của bạn?
    - Bạn đã thành công và thất bại gì trong công việc trước?
    - Tại sao bạn rời khỏi công việc hiện tại của mình?
    - Bạn cảm thấy thích thú nhất việc gì trong công việc trứơc đây của bạn?
    - Những gì bạn mong đợi từ phía công ty và cấp trên?
    - Theo bạn người quản lý lý tưởng là gì?
    - Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
    - Ưu điểm lớn nhất của bạn là gì?
    - Bạn hãy mô tả 1 tuần làm việc của chính mình trong những ngày gần đây nhất
    - Làm thế nào để bạn xử lý căng thẳng và áp lực?
    - Trong điều kiện sự nghiệp mà bạn đang có, điều gì thúc đẩy bạn phát huy hơn nữa và quyết định thành công?
    - Mức lương mong đợi của bạn là gì?
    - Bạn thấy điều gì là khó khăn nhất đối với bạn để thực hiện?
    - Điều gì là thất vọng lớn nhất trong cuộc sống của bạn?
    - Bạn đã thành công nhất trong việc gì?
    - Bạn có niềm đam mê không?
    - Bạn thích làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm? (Cung cấp cho một số ví dụ về làm việc theo nhóm.)
    - Trong thời gian gần đây nhất bạn có đảm nhiệm 1 dự án lớn nào không? Nếu có hãy mô tả lại ngắn gọn dự án bạn đang chịu trách nhiệm.
    - Bạn thích hợp với môi trừong làm việc nào?
    - Bạn có hứng thú gì về công việc này?
    - Tại sao bạn muốn làm công việc này?
    - Kinh nghiệm nào bạn có?
    - Những gì bạn có thể làm cho công ty này?
    - Bạn biết gì về công ty này?
    - Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
    - Bạn có thử thách với mình để đi lên vị trí cao hơn?
    - Những gì bạn có thể đóng góp cho công ty này?
    - Bạn có sẵn sàng đi xa?
    - Có bất cứ điều gì tôi đã không nói với bạn về công việc hoặc công ty mà bạn muốn biết?
    - Bạn muốn làm việc ở đây bao lâu và tại sao?
    - Lương yêu cầu của bạn là bao nhiêu?( cả thời gian ngắn hạn và dài hạn?)
    - Bạn sẽ làm gì nếu bạn không được nhận vào công việc này?
  • Điều quan trọng hơn hết thảy mà người phỏng vấn luôn để tâm đến bạn đó là: tất cả những cử chỉ, hành động, cách xử sự và thái độ của bạn đối với mọi người xung quanh và trong công việc. Trong công việc luôn đòi hỏi sự nhiệt tình và 1 thái độ sẵn sàng xong pha ra tiền tuyến, hăng hái học hỏi công việc mới để bạn có thể thích nghi và phát triển công việc tốt, phải có trách nhiệm trong công viêc và phong cách làm việc, không thờ ơ với nó. Thể hiện thái độ nhiệt tình và tích cực mang cương vị là 1 nhà trưởng thành có kinh nghiệm và chuyên nghiệp. Bạn nên nhớ mình là ai?
  • Hãy nhớ điều này: nhiều nhà tuyển dụng muốn có một ứng cử viên không nhất thiết phải có kinh nghiệm nhưng luôn sẵn sàng để tìm hiểu công việc. Một doanh nhân muốn vận hành 1 doanh nghiệp mới, thì điều quan trọng đối với họ là tìm 1 nhân viên có thái độ đúng đắn nhiệt tình trong công việc, dám mạo hiểm, đương đầu với sóng gió và tìm hiểu công việc 1 cách tận tâm, hơn là tìm 1 người có kinh nghiệm mà thái độ làm việc không đúng cách. Và đặc biệt hơn nữa là bạn cần có kinh nghệm về làm việc theo đội nhóm.
Chỉ cần bạn quyết tâm, nhiệt tình với những ứng xử thật là tế nhị và chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với những câu hỏi trên, bạn sẽ nắm phần thắng trong tay khi đi phỏng vấn. Chúc bạn luôn thành công với những gì mình đã chọn!

Comments

Popular posts from this blog

Các lỗi thường gặp khi đi xin việc

5 Kỹ năng khi đi xin việc

Những điều cần lưu ý khi gửi đơn xin việc qua email